Điều trị Mắt hột

Nguyên tắc điều trị

  • cần phải điều trị viêm phối hợp trước
  • điều trị bệnh mắt hột phải toàn diện, triệt để, lâu dài

Phác đồ điều trị nội khoa

  • C. Trachomatis nhạy cảm với một số kháng sinh như Erythromycin, Rifamycine, Sulfamide, Tetracyline, Azithromycin, Roxithromycin, Doxycyline
  • Tra mỡ Tetracyline 1% liên tục ngày 1 lần, từ 3-6 tháng cho phác đồ điều trị liên tục
  • Tra mỡ Tetracyline 1% ngày 1 lần trong 10 ngày đầu của tháng trong 6 tháng cho phác đồ điều trị ngắt quãng
  • Có thể nhỏ kèm với thuốc nhỏ có Sulfamide 1-2 lần/ngày
  • Thuốc uống Sulfamide chỉ được sử dụng cho một số trường hợp mắt hột hoạt tính mạnh, không được sử dụng rộng rãi, có thể dùng liều như sau: 1g x 2 lần/ngày, dùng 10 ngày, nghỉ 1 ngày, uống thành 3 đợt
  • Azithromycine 20 mg/kg/lần
  • Thuốc mỡ Tetracyline 1% dùng 2 lần/ngày trong 6 tuần cho kết quả khỏi bệnh 98%

Điều trị ngoại khoa

Chủ yếu là giải quyết biến chứng của mắt hột

  • Đốt lông xiêu
  • Mổ quặm mi
  • Ghép giác mạc

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mắt hột http://www.diseasesdatabase.com/ddb29100.htm http://www.emedicine.com/oph/topic118.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=076 //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://patient.info/doctor/Trachoma http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/tr... http://www.who.int/water_sanitation_health/disease... https://www.webmd.com/eye-health/corneal-opacities... https://medlineplus.gov/ency/article/001486.htm